11Th5 CÁN VỢT BÓNG BÀN & KÝ HIỆU Nguyễn Hữu Nhã2020-05-11T02:05:55+00:00 By Nguyễn Hữu Nhã TIN BÊN LỀ, TIN TỨC 0 Comments *CÁC KIỂU CẦM VỢT & CÁC LOẠI CÁN VỢT TƯƠNG ỨNG* 1. Cầm kiểu vợt ngang: Cán cầm loe phần đuôi cán – FL (viết tắt của Flared) Cán cầm phình giữa – AN (viết tắt của Anatomic) Cán cầm dạng thẳng – ST (viết tắt của Straight) 2. Cầm kiểu vợt dọc: Cán vợt dọc kiểu Trung Quốc – CPEN Cán vợt dọc kiểu Nhật Bản – JPEN 3. Cầm kiểu Seemiller 1. Cầm kiểu Vợt ngang Cầm kiểu vợt ngang là một điển hình của kiểu cầm châu Âu, trong đó đầu vợt hướng lên trên, và nhìn tay của bạn như đang sẵn sàng lắc tay người khác. Các VĐV cầm vợt ngang sử dụng cả mặt trước và mặt sau của vợt, trong khi những đấu thủ chơi vợt dọc thường chỉ sử dụng một mặt của vợt (tuy vậy những VĐV chơi vợt dọc hiện đại ngày nay cũng đã sử dụng cả mặt sau của vợt). Các phông vợt ngang có tay cầm dài hơn so với các phông vợt dọc. 1.1. Cán loe – FL Cán vợt kiểu loe nhìn giống phần đáy quả chuông: nó loe ra về phía đuôi của cán. Cán loe là kiểu cán vợt được sử dụng phổ biến nhất. 1.2. Cán phình giữa – AN Cán cầm kiểu AN cũng tương tự như cán loe – FL nhưng có một vùng phình rộng ra ở khoảng giữa. Một số người thích kiểu cán này vì khi cầm nó ăn khớp vào bàn tay tốt hơn. 1.3. Cán thẳng – ST Cán thẳng – ST là cán vợt ngang mà nó có cùng độ rộng từ đầu đến đuôi cán, khác với kiểu cán loe – FL được làm rộng ra thêm phía đuôi cán. 2. Cầm kiểu vợt dọc Vợt dọc là một kiểu cầm vợt của người châu Á, trong đó đầu vợt hướng xuống dưới và nó được cầm theo cách mà người ta cầm cây bút. Thường những người chơi vợt dọc không sử dụng mặt mút bên mặt trái tay (BH) và chỉ chơi với mặt thuận tay (FH) của vợt, tuy nhiên với lối đánh hiện đại ngày nay nhiều VĐV cũng sử dụng cả mặt trái tay. Các phông vợt dọc thường có cán cầm ngắn hơn các phông vợt ngang. 2.1. Cán vợt dọc kiểu Trung Quốc – CPEN Cán vợt dọc kiểu Trung Quốc – CPEN là dạng điển hình của loại cán vợt dọc, có cán ngắn hơn so với cán của vợt ngang. 2.2. Cán vợt dọc kiểu Nhật Bản – JPEN Cán vợt dọc kiểu Nhật Bản là một dạng của loại cán vợt dọc, được gắn thêm vào một khối li-e (bấc) khiến tay cầm khác đi một chút. Khối li-e này sẽ làm tăng độ ổn định khi sử dụng sự mềm dẻo của cổ tay. 3. Cầm vợt kiểu Seemiller Đây là kiểu cầm vợt được phát minh bởi Danny Seemiller (Mỹ) trong đó ngón cái và ngón trỏ được đặt ở mặt sau của vợt và chỉ mặt thuận tay của vợt là được sử dụng. Share this post Facebook Twitter LinkedIn Google + Email Author Nguyễn Hữu Nhã Trả lời HủyEmail của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *Bình luận * Tên * Email * Trang web Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Trả lời